Hỏi: Loại nội dung nào mà doanh nghiệp theo khu vực địa lý cần phát triển?
Đáp: Loại nội dung chuyển đổi được.
Có thể bạn đã trả lời đúng câu hỏi đó, tuy nhiên, mục đích chính của bài viết này là chứng minh:
- Có bao nhiêu khách hàng trong thành phố của bạn thì có bấy nhiêu huớng dẫn người dùng đến chuyển đổi.
- Mục tiêu dài hạn của bạn là trở thành đơn vị có uy tín trong lĩnh vực và phạm vi địa lý của mình, thu hút được người dùng và công cụ tìm kiếm.
Khái niệm được công bố rộng rãi của Google về micro-moments đã được một số người làm SEO nghi ngờ về việc đơn giản hóa quá mức hành vi ứng xử của người dùng. Tuy nhiên, chúng tôi lại cho rằng đây là một mô hình hay và cơ bản. Giúp chúng ta hiểu rằng chính sự đa dạng về nhu cầu của con người (tôi muốn làm, biết, mua thứ gì đó hay đi đâu đó) đã đưa họ lên trên web. Khi một doanh nghiệp theo vị trí địa lý trở thành một giải pháp phổ biến đáp ứng được mọi nhu cầu trong số này, kết quả đạt được có thể gồm có:
- Traffic trực tuyến
- Traffic trên cửa hàng (cửa hàng trực tuyến)
- Giao dịch
- Đánh giá hay chứng thực
- Số lượt click điều hướng
- Số lượt click để gọi điện
- Số lượt click vào website
- Chia sẻ trên mạng xã hội
- Lời truyền miệng
- Các chỉ số người dùng hiệu quả như time on site, bounce rate thấp, v.v.
Ý chính: Người tiêu dùng có nhiều nhu cầu khác nhau và có thể mang lại nhiều kết quả khác nhau mà ảnh hưởng gián tiếp hay trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệm trong phạm vi địa lý đó. Được xếp hạng và có doanh thu tốt khi các nhu cầu này được đáp ứng tốt.
Không có gì ngạc nhiên: phải chia sẻ được rất nhiều loại nội dung khác nhau để có được toàn bộ những kết quả mà nội dung có thể mang lại.
Điều kiện: Sẽ có những sắc thái khác nhau về loại nội dung tốt nhất cho từng doanh nghiệp trong phạm vi địa lý đó. Dựa vào vùng địa lý, lĩnh vực và người tiêu dùng trung bình. Cũng dễ hiểu, một hiệu bánh nướng có chủ đề hấp dẫn hơn vì nội dung có nhiều ảnh so với một công ty dịch vụ khử trùng. Tuy nhiên, trường hợp thứ hai không nên loại trừ sức mạnh của một hình ảnh về rễ cây khi đâm thủng một đường ống khử trùng và coi đó là một cách đáng sợ và hiệu quả để chuyển đổi chủ sở hữu tài sản thành khách hàng. Vấn đề ở chỗ, bạn sẽ áp dụng hương vị của chính mình để trở thành một uy tín theo khu vực địa lý khi bạn thực hiện công việc xây dựng các nội dung sau:
Xây dựng nội dung nền tảng cho doanh nghiệp theo khu vực địa lý
Đây là các nội dung cơ bản mà phần lớn doanh nghiệp theo khu vực địa lý cần thực hiện.
Chính sách dịch vụ khách hàng
Mỗi thành viên tương tác với khách hàng của bạn phải được cung cấp một bản sao chính sách dịch vụ khách hàng hoàn chỉnh của bạn. Tại sao? Một khảo sát năm 2016 của công ty đánh giá phần mềm GetFiveStars đã chứng minh rằng 57% số vụ khiếu nại của người tiêu dùng xoay quanh dịch vụ khách hàng và hành vi ứng xử của nhân viên. Để bảo vệ uy tín và doanh thu của doanh nghiệp theo khu vực địa lý của bạn. Nội dung đầu tiên bạn cần phải xây dựng là nội dung trên trang và hướng dẫn toàn bộ nhân viên giao tiếp với bên ngoài về những chính sách cửa hàng cơ bản được phê duyệt, cách ăn mặc, vệ sinh, ngôn ngữ, văn hóa công ty và hành vi ứng xử được cho phép.
Bảo đảm quyền lời của khách hàng
Trên website của bạn, hãy chia sẻ chính sách chú trọng đến khách hàng của bạn. Cửa hàng Vermont Country Store gọi đây là một Customer Bill of Rights (Quy chế Quyền của Khách hàng), quy chế này quy định rõ chất lượng dịch vụ khách hàng nên trải nghiệm, là những quy định bảo vệ khách hàng và là cách doanh nghiệp cũng cần được đối xử.
NAP (Tên, Địa chỉ, Số điện thoại)
Đừng bỏ qua ba nội dung quan trọng nhất bạn cần chia sẻ trên website của mình: tên công ty, địa chỉ và số điện thoại của bạn. Đảm bảo các nội dung này có định dang HTML có thể crawl dữ liệu được (không nằm trong một ảnh hay có định dạng phức tạp như Flash). Đặt NAP ở phần đầu của trang Contact Us hay trong phần masthead toàn trang hay phần footer để người dùng và bot có thể xác định ngay lập tức và rõ ràng các tính năng quan trọng này của doanh nghiệp. Đảm bảo NAP thống nhất trên toàn bộ các trang cho website của bạn. Và về mặt lý tưởng, đánh dấu NAP bằng Schema để giúp công cụ tìm kiếm hiểu thêm về dữ liệu của bạn.
Trang Đánh giá hay chứng thực
Trên website của bạn, trang đánh giá haychứng thực của bạn có thể ảnh hưởng sâu sắc đến lòng tin khách hàng, gồm kết hợp ý kiến độc đáo của khách hàng mà bạn vừa thu thập được từ một biểu mẫu hay phần mềm (hoặc thậm chí từ các ghi chú khách hàng viết tay) và tổng kết đánh giá từ các nền tảng đánh giá của bên thứ ba (Google, Yelp). Có tới 92% khách hàng đọc các bài đánh giá trực tuyến và Google coi các chứng thực là một phương tiện để tăng độ tin cậy và uy tín cho website của bạn.
Chính sách Đánh giá hay chứng thực
Hoặc trên trang Đánh giá hay Chứng thực của bạn hay trên một trang thứ hai của website. Đưa ra điều khoản dịch vụ của bạn một cách rõ ràng cho người đánh giá. Giống như Yelp, bạn cần bảo vệ chất lượng của nội dung định hướng theo ý kiến của khách hàng mà mình định chia sẻ và nên để cho khách hàng biết điều gì được phép hay bị cấm thực hiện.
Trang chủ
Ngoài phục vụ một số nội dung cơ bản nhất về doanh nghiệp của bạn cho công cụ tìm kiếm, trang chủ của bạn phải phục vụ hai nhóm người tiêu dùng ở khu vực đó: những người đang cần gấp và những người đang nghiên cứu.
- Hãy đảm bảo nhóm thứ nhất được cung cấp thông tin để hiểu về doanh nghiệp của bạn ngay lập tức và phải liên hệ ngay với bạn.
- Đối với nhóm thứ hai, trang chủ cần cung cấp điều hướng rõ ràng, nội dung lấy khách hàng làm trọng tâm và các lời lẽ thuyết phục để họ tìm hiểu thêm các trang khác của website (tận dụng một lần xem sản phẩm đặc biệt, xem ảnh dự án, đọc một bài đăng trên blog, v.v.) khi họ muốn tìm hiểu doanh nghiệp của bạn rõ hơn trước khi họ lựa chọn mua hàng.
Mẹo: Đừng coi trang chủ của bạn là một trang tĩnh. Thay đổi nội dung thường xuyên và theo dõi ảnh hưởng của việc này đến traffic và tỷ lệ chuyển đổi của bạn.
Trang Contact Us
Đây là một trang rất quan trọng trên website của bạn, nội dung của trang này phải bao gồm các ý sau:
- NAP hoàn chỉnh
- Toàn bộ các phương pháp liên hệ được hỗ trợ (biểu mẫu, email, fax, trò chuyện trực tiếp, đường dây nóng ngoài giờ hành chính, v.v.)
- Chỉ đường lái xe từ tất cả các điểm vào, bao gồm những dấu hiệu chỉ đường cần để ý dấu hiệu nào trên đường (biển báo màu xanh cỡ lớn, cạnh nhà thờ màu đỏ, ngang qua đường từ trung tâm bể bơi, v.v.)
- Một bản đồ
- Hình ảnh bên ngoài về doanh nghiệp của bạn
- Các thuộc tính như chỗ đậu xe và khả năng tiếp cận cho người dùng xe lăn
- Thời gian hoạt động
- Liên kết đến các trang mạng xã hội
- Hình thức thanh toán được chấp nhận (chỉ tiền mặt, BitCoin, v.v.)
- Đề cập đến khoảng cách gần so với các điểm gần kề chính cần quan tâm (vườn quốc gia, tượng đài, v.v.)
- Tóm tắt các dịch vụ bằng một lời gợi ý về các thuộc tính
- Một nút kêu gọi hành động mới (ví dụ thăm doanh nghiệp để được giảm giá nhân dịp Ngày Kỷ niệm)
Các trang cơ sở cửa hàng
Đối với doanh nghiệp có nhiều cơ sở (ví dụ một chuỗi nhà hàng), bạn cần tạo nội dung cho một tập các trang đích để đại diện cho từng cơ sở của mình, truy cập thông qua widget các cở sở cửa hàng nếu bạn có nhiều cơ sở. Các cơ sở này cần có cùng loại nội dung với một trang Contact Us cho một doanh nghiệp có một cơ sở và đồng thời có thể bao gồm:
- Đánh giá hay chứng thực cho cơ sở đó
- Ưu đãi đặc biệt riêng của cơ sở đó
- Liên kết mạng xã hội của cơ sở cụ đó
- Bằng chứng về sự tham gia cộng đồng theo vị trí địa lý của cơ sở đó
- Thông tin tóm tắt về nhân viên ở cơ sở đó
- Ảnh nội thất của cơ sở đó
- Nút kêu gọi hành động chính
Trang đích thành phố
Tương tự với doanh nghiệp có nhiều cơ sở, doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ cũng có thể phát triển một bộ các trang đích lấy khách hàng làm trung tâm. Các trang này sẽ đại diện cho từng thị trấn hay thành phố chính mà doanh nghiệp phục vụ và mặc dù các trang này không có địa chỉ đường phố nếu công ty thiếu một cơ sở ở một khu vực nào đó. Các trang này có thể chứa tất cả những thứ một trang Contact Us hay trang Store Locator (Cơ sở Cửa hàng) cần có, cộng thêm:
- Tài liệu về dự án đã hoàn thành ở thành phố đó (văn bản, ảnh, video)
- Lời khuyên của chuyên gia cho người tiêu dùng ở thành phố đó, căn cứ theo các đặc điểm như luật pháp theo vị trí địa lý, thời tiết, địa hình, sự kiện hay phong tục
- Cung cấp các dịch vụ điển hình cho các thương hiệu uy tín ở thành phố đó (”chúng tôi rửa cửa sổ tại khách sạn Marriott Hotel,” v.v.)
- Đánh giá/chứng thực từ khách hàng ở thành phố đó
- Bằng chứng về sự tham gia của cộng đồng ở thành phố đó (sự kiện, tài trợ, v.v.)
- Nút kêu gọi hành động chính
Mô tả sản phẩm/dịch vụ
Dù là mô hình doanh nghiệp nào đi nữa thì toàn bộ các doanh nghiệp theo khu vực địa lý cần dành riêng một trang nội dung cho từng sản phẩm hay dịch vụ chính mà mình cung cấp. Các trang này gồm các thông tin sau:
- Một mô tả chi tiết dạng văn bản
- Hình ảnh
- Trả lời các Câu hỏi hay gặp nhất
- Báo giá/thời gian
- Thông số kỹ thuật
- Đánh giá dịch vụ hay sản phẩm
- Video
- Bảo hành
- Sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh (giành giải thưởng gì, giá rẻ nhất, tiêu chuẩn môi trường, hỗ trợ toàn bộ vòng đời sản phẩm dịch vụ, v.v.)
Hình ảnh
Đối với nhiều lĩnh vực, nội dung bằng hình ảnh thực sự đem lại hiệu quả cao. Bạn có “ngạc nhiên” khi nhìn thấy hình ảnh đầu tiên về B&B in Albuquerque, góc nhìn từ nhà hàng này ở San Diego, hay phạm vi các dự án của công ty kiến trúc quốc tế? Nhưng thậm chí nếu lĩnh vực của bạn không tự động sử dụng các hình ảnh gây ngạc nhiên, việc vệ sinh thảm bẩn có thể được đưa ra ở đẳng cấp cao và thậm chí những lĩnh vực được cho là nhàm chán có thể sử dụng hình ảnh để mang lại sự bắt mắt và thu hút khách hàng, đáng chia sẻ/đáng liên kết.
Trong khi bạn đang chụp ảnh, đừng bỏ qua việc tải các ảnh đó lên danh mục Google My Business và các câu trích dẫn chính khác. Dữ liệu của Google cho thấy rằng danh sách ảnh ảnh hưởng khá cao đến tỷ lệ nhấp chuột.
FAQ (Câu hỏi thường gặp)
Nội dung trang FAQ phục vụ nhiều mục đích. Rõ ràng, trang này phải trả lời được những câu hỏi doanh nghiệp theo khu vực địa lý của bạn đã thống kê là có nhiều khách hàng thực tế muốn hỏi. Tuy nhiên, đó cũng có thể là một trang giàu từ khóa nếu bạn dành thời gian để phản ánh ngôn ngữ tự nhiên của khách hàng. Nếu bạn mới bắt đầu và không chắc loại câu hỏi nào khách hàng sẽ hỏi, tham khảo AnswerThePublic và các website Hỏi & Đáp để tư duy tìm các truy vấn tìm kiếm hay gặp.
Đảm bảo trang FAQ của bạn có chứa một phần để người dùng đặt câu hỏi để bạn có thể liên tục thống kê các truy vấn tìm kiếm của họ. Sau đó, xác định chủ đề mới để đưa vào trang FAQ hay thậm chí tìm nguồn cảm hứng phát triển thêm nội dung trên website hay blog cho những câu hỏi hay gặp.
Trang About (Giới thiệu)
Đối với khách hàng theo vị trí địa lý ở chế độ nghiên cứu, trang giới thiệu của bạn có thể đảm bảo chốt đơn nếu bạn có một câu chuyện để kể và chứng minh rằng bạn là đơn vị tốt nhất đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của họ. Đúng thế, trang About Us có thể kể chuyện về doanh nghiệp hay nhóm của bạn. Tuy nhiên, trang này cũng có thể đề cập đến lý do tại sao người tiêu dùng lại chọn bạn.
Bạn có thể tham khảo những thành phần bạn nên đưa vào bên trong trang giới thiệu:
- Lý do thành lập công ty
- Những số liệu đánh dấu sự khác biệt (95% cửa hàng tạp hóa tự nhiên, tòa nhà sử dụng 100% năng lượng tái tạo)
- Phù hợp với người tiêu dùng tiềm năng (hỗ trợ giải pháp thay thế theo khu vực địa lý cho thương hiệu lớn, doanh nghiệp lấy cảm hứng từ số liệu chính về phong trào môi trường)
- Các giải thưởng và chứng nhận đạt được từ chính quyền và các tổ chức
- Các ưu đãi đặc biệt (giảm giá 5$ nếu bạn tự mang túi đựng của mình)
- Lịch sử hình thành và phát triển
- Video nói về lịch sử doanh nghiệp
- Bằng chứng về sự tham gia của cộng đồng
- Liên kết đến các thông tin khác
Nếu khách hàng tiềm năng cho công ty này là người mua sắm có ý thức về môi trường, họ muốn hỗ trợ một doanh nghiệp theo khu vực địa lý. Từ đó, sẽ hỗ trợ thành phố mà họ đang sống, trang About này có sức thuyết phục cực kỳ cao. Doanh nghiệp theo vị trí địa lý của bạn có thể học hỏi từ ví dụ thực tế này, xác định điều gì khích lệ và dịch chuyển nền tảng người tiêu dùng. Rồi sau đó chứng minh các giá trị và thực thế của bạn thống nhất với nhau tới đâu.
Kêu gọi hành động
Các nút CTA là nội dung doanh nghiệp theo khu vực địa lý cần chú trọng và bất kỳ website nào thiếu nút này sẽ đánh mất cơ hội. Entrepreneur cho rằng 3 nguyên tắc hiệu quả của nút kêu gọi hành động gồm mức độ hiển thị, thông điệp rõ ràng, hấp dẫn và lựa chọn các thành phần hỗ trợ một cách kỹ lưỡng. Đối với một doanh nghiệp trong nước, nút kêu gọi hành động trên các trang khác nhau của website có thể hướng người tiêu dùng đến:
- Đến cơ sở của bạn
- Gọi điện
- Điền vào biểu mẫu
- Đặt câu hỏi hay đưa ra bình luận
- Trò chuyện trực tiếp với nhân viên tư vấn
- Đăng ký email/văn bản hay quyền truy cập vào phiếu mua hàng
- Theo dõi trang của bạn trên mạng xã hội
- Tham dự một sự kiện trong cửa hàng/sự kiện theo vị trí địa lý
- Đưa ra một đánh giá
- Điền một khảo sát hay tham gia một bình chọn
Về mặt lý tưởng, các CTA phải kích thích người dùng thực hiện những gì họ muốn làm sao cho phù hợp với những hành động mà doanh nghiệp muốn người dùng thực hiện. Đánh giá website của bạn và đưa một nút CTA tiềm năng đến trang bất kỳ nào còn đang thiếu.
Danh sách doanh nghiệp theo khu vực địa lý
Một số nội dung quan trọng nhất được chia sẻ nói về doanh nghiệp của bạn sẽ không được xuất hiện trên website của bạn. Nội dung đó sẽ nằm trong danh sách doanh nghiệp theo khu vực địa lý của bạn trên các nền tảng dữ liệu doanh nghiệp theo khu vực địa lý lớn. Think Google My Business, Facebook, Acxiom, Infogroup, Factual, YP, Apple Maps và Yelp. Dù mỗi nền tảng khác nhau về loại dữ liệu chấp nhận từ bạn để chia sẻ nhưng đa phần danh sách doanh nghiệp theo khu vực địa lý đều hỗ trợ nội dung sau:
- NAP
- Địa chỉ website
- Danh mục doanh nghiệp
- Mô tả doanh nghiệp
- Giờ hoạt động
- Hình ảnh
- Đánh dấu trên bản đồ
- Số điện thoại/số fax bổ sung
- Liên kết tới trang mạng xã hội, video và các loại phương tiện truyền thông khác
- Thuộc tính (thanh toán được chấp nhận, đỗ xe, khả năng tiếp cận cho xe lăn, thân thiện với trẻ em, v.v.)
- Đánh giá/phản hồi của chủ sở hữu
Các thành phần quan trọng nhất của doanh nghiệp của bạn đều có trong một danh sách doanh nghiệp theo khu vực địa lý chi tiết. Danh sách này thường xuất hiện trên SERP khi người dùng tìm kiếm với truy vấn về thương hiệu của bạn và cũng có thể xuất hiện cho các truy vấn tìm kiếm về từ khóa chính của bạn. Việc này ảnh hưởng sâu sắc đến cách người tiêu dùng tìm hiểu và chọn doanh nghiệp của bạn.
Mục tiêu của bạn là đảm bảo rằng dữ liệu của bạn chính xác và hoàn chỉnh trên các nền tảng và bạns có thể nhanh chóng đánh giá dữ liệu này bằng một công cụ miễn phí như Moz Check Listing. Việc đảm bảo rằng nội dung của danh sách không có lỗi, chi tiết và thống nhất trên toàn bộ web đồng nghĩa với việc bạn đang bảo vệ xếp hạng, uy tín và doanh thu cho doanh nghiệp của mình.
Hồ sơ đánh giá của bên thứ ba
Mặc dù các nền tảng danh sách doanh nghiệp theo khu vực địa lý (Google My Business, Facebook, Yelp) đồng thời cũng là các nền tảng đánh giá. Bạn có thể cần tìm kiếm và đưa vào các website đánh giá đặc thù theo lĩnh vực hay vùng địa lý của bạn. Ví dụ, bác sĩ có thể cần quản lý một hồ sơ đánh giá trên HealthGrades và ZocDoc, còn luật sư có thể cần đảm bảo hồ sơ đánh giá có trên Avvo.
Cho dù người tiêu dùng của bạn đang đánh giá bạn trên các nền tảng chung hay chuyên môn, biết được nội dung họ đang xây dựng có thể có tính thuyết phục cao hơn so với bất kỳ thứ gì do chính doanh nghiệp theo khu vực địa lý của bạn tự chia sẻ. Theo một khảo sát chi tiết, có khoảng 84% người dùng tin vào các đánh giá trực tuyến theo đúng mức độ họ tin vào các lời khuyên cá nhân và 90% người tiêu dùng đọc dưới 10 đánh giá để có được một ấn tượng khác biệt về doanh nghiệp của bạn.
Làm thế nào để các doanh nghiệp theo khu vực địa lý có thể quản lý nội dung có ảnh hưởng sâu sắc đến độ uy tín, thứ hạng và doanh thu của họ? Có hai lý do chính sau đây:
- Bạn có thể gây ảnh hưởng nhiều nhất đến các đánh giá bạn nhận được thông qua kết quả giáo dục và đào tạo nhân viên của mình.
- Làm chủ việc nắm bắt các khiếu nại bằng miệng và qua mạng xã hội trước khi chúng trở thành các đánh giá tiêu cực vĩnh viễn bằng cách làm cho doanh nghiệp của bạn thân thiện với khiếu nại (complaint-friendly).
Phản hồi của người dùng
Thậm chí với những chính sách dịch vụ lấy khách hàng làm trọng tâm nhất và đào tạo nhân viên chi tiết nhất. Bạn vẫn sẽ không thể quản lý được toàn bộ các khía cạnh về trải nghiệm của khách hàng về doanh nghiệp của bạn. Một sản phẩm có thể bị hỏng, một dự án có thể bị trì hoãn hay một khách hàng khó tính. Bởi vì những tình huống này chắc chắn xuất hiện trên các đánh giá nên bạn phải tận dụng cơ hội tốt nhất bạn có để quản lý ý kiến của khách hàng sau khi ý kiến đó đã trở thành một bài đánh giá: phản hồi của chủ sở hữu.
Chức năng phản hồi của người dùng do nhiều website đánh giá khác nhau đưa ra giúp bạn tăng độ uy tín hơn. Loại nội dung doanh nghiệp theo khu vực địa lý này, khi được áp dụng đúng cách, có thể:
- Giúp bạn tiết kiệm tiền bằng cách giành lại một khách hàng hiện đang không hài lòng thay vì phải đầu tư thêm rất nhiều để giành lấy một khách hàng hoàn toàn mới.
- Tạo cảm hứng cho một khách hàng đang không hài lòng nhằm cập nhật một đánh giá tiêu cực bằng ý kiến đã cải thiện, bao gồm xếp hạng sao cao hơn.
- Chứng minh với toàn bộ khách hàng tiềm năng khác rằng bạn sẽ chăm sóc họ chu đáo nhất.
Bạn cần phải phản hồi cả đánh giá tích cực và tiêu cực. Đây là những tài sản Internet miễn phí có trên các website có mức độ phổ biến cao và là một nền tảng lý tưởng đại diện cho tính chuyên nghiệp, minh bạch, độ tin cậy, sự thông cảm và tinh hoa của công ty bạn.
Sau khi bạn đã phát triển và quản lý được toàn bộ nội dung nói trên, doanh nghiệp theo khu vực địa lý của bạn đã xây dựng một nền tảng trên web. Tùy thuộc vào sự cạnh tranh ở khu vực địa lý-lĩnh vực của bạn. Những việc trên sẽ mang lại cho bạn mức độ hiển thị theo vị trí địa lý và tự nhiên nhất định.
Xây dựng nội dung kết cấu cho doanh nghiệp trong nước
Đây là những tùy chọn để tạo cấu trúc lớn hơn cho doanh nghiệp theo vị trí địa lý trên web, mở rộng từ khóa bạn xếp hạng và tạo nhiều lộ trình cho sự khám phá của người dùng. Chúng tôi sẽ sử dụng từ khóa Google’s 4 micro-moment làm hướng dẫn chung.
Nội dung tốt nhất cho doanh nghiệp theo khu vực địa lý bao gồm:
- Nội dung website/blog
- Nội dung hình ảnh bao gồm thông tin đồ họa và hình ảnh
- Nội dung mạng xã hội
- Nội dung video
- Việc được đưa vào danh sách tốt nhất trên các nội dung chia sẻ nổi bật
Một số loại nội dung này (ví dụ xây dựng video hay chụp ảnh chuyên nghiệp) cần phải đầu tư tiền tương đối nhiều và phù hợp với những doanh nghiệp ở những thị trường có tính cạnh tranh cao. Việc xây dựng các công cụ và ứng dụng cũng là một cách thông minh. Các cách thức khác (ví dụ tạo một bài đăng trên tweet hay Facebook) có thể gần như miễn phí, chỉ cần đầu tư thời gian từ các doanh nghiệp theo khu vực địa lý thuộc tất cả các cấp độ thương mại khác nhau.
Trở thành đơn vị có uy tín trong khu vực địa lý hay lĩnh vực cụ thể
Từ khóa và nghiên cứu người dùng của bạn sẽ giúp bạn biết được nội dung nào phù hợp nhất với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Rand Fishkin gần đây nhấn mạnh trên Moz Blog rằng để không cần phải làm SEO như trong năm 2012 nữa, bạn phải đặt mục tiêu trở thành một thực thể mà Google phải liên hệ với một chủ đề cụ thể.
Đối với chủ doanh nghiệp theo khu vực địa lý, lộ trình sẽ có dạng như khi có người trong khu vực của tôi tìm một chủ đề có liên quan đến công ty của chúng tôi, chúng tôi muốn xuất hiện trên:
- Xếp hạng gói theo khu vực địa lý (local pack) với danh sách Google My Business
- Các nền tảng dữ liệu theo khu vực địa lý chính với các danh sách khác của chúng tôi
- Các website đánh giá chính với hồ sơ của chúng tôi và phản hồi của chủ doanh nghiệp
- Kết quả tìm kiếm tự nhiên với các trang và bài viết trên website của chúng tôi
- Các nền tảng mạng xã hội khách hàng của chúng tôi sử dụng cùng với những đóng góp từ phía chúng tôi
- Kết quả tìm kiếm video bằng các video của chúng tôi
- Kết quả tìm kiếm hình ảnh bằng các hình ảnh của chúng tôi
- Nội dung của các website quan trọng của bên thứ ba có liên quan tới lĩnh vực hay khu vực địa lý của chúng tôi
Về cơ bản, mỗi lần Google hay một khách hàng tìm kiếm câu trả lời cho một nhu cầu có liên quan đến chủ đề và thành phố của bạn, bạn phải xuất hiện và cung cấp nội dung tốt nhất mà mình có thể tạo ra. Theo thời gian, sau nhiều năm chia sẻ nội dung thống nhất cho một chủ đề nào đó, bạn sẽ có những biện pháp thích hợp để trở thành một đơn vị có uy tín trong mắt của Google và một thương hiệu gia đình trong đời sống của khách hàng của bạn.
Nguồn: moz.com
Dịch bởi PersoTrans
Biên tập bởi vietmoz.com