Mẹo để xây dựng được một blog giúp lấy được những backlink chất lượng, xếp hạng cho các từ khóa tuyệt vời và khiến tiền tự động chảy vào túi bạn?
Thực ra, đó là một chiến lược đòi hỏi phải tốn chút công sức và thời gian:
Nội dung không lỗi thời:
Bạn viết một bài viết và bài viết đó được xếp hạng ở thứ hạng cao hết năm này qua năm khác. Nội dung này không ngừng mang về traffic và giá trị cho chủ sở hữu.
Nội dung lỗi thời sẽ biến khỏi trang kết quả tìm kiếm ngay sau khi có bài viết khác tốt hơn xuất hiện. Tuy nhiên, bằng cách chú trọng đến nội dung có liên quan, kiểu nội dung không cưỡi trên các con sóng đang thịnh hành bây giờ, bạn sẽ thấy được sự phát triển như sau:
Đó là những gì đã xảy ra khi Buffer dừng nỗ lực tạo ra tiếng vang bằng nội dung có thể chia sẻ (sharable content) và chuyển sang chiến lược nội dung bền vững giúp mang lại những kết quả lâu dài hơn.
Thực ra trong bài viết này, tôi sẽ cho bạn biết thế nào là nội dung không lỗi thời. Cách để tạo ra nội dung đó và việc đảm bảo các bài đăng của bạn luôn liên quan sẽ giúp tăng lưu lượng thêm 486% như thế nào.
Thế nào là nội dung không lỗi thời?
Evergreen Content là nội dung không bị lỗi thời. Chủ đề cốt lõi của nội dung không lỗi thời sẽ liên quan đến đọc giả bất chấp những gì đang xảy ra trong chu kỳ tin tức hiện nay hoặc bất kể đang là mùa gì.
Điều đó không có nghĩa là bạn phải dự đoán tương lai và quyết định không viết một nghiên cứu về anchor text. Bởi vì bạn sợ nó sẽ bị lỗi thời. Có nghĩa là chủ đề chính của nội dung phải làm sao khiến cho người đọc không sớm thì muộn quan tâm tới.
Đặc điểm của nội dung không lỗi thời:
- Liên quan, bất chấp các yếu tố bên ngoài như chu kỳ tin tức hay mùa vụ
- Cách làm, bài đăng dựa trên số liệu, nghiên cứu điển hình, nguồn gốc/lịch sử, danh sách, bí kíp, hướng dẫn hoàn chỉnh
- Thông tin cơ bản (do thông tin cơ bản không phụ thuộc vào các kỹ thuật hay công cụ có thể trở nên không liên quan sau đó)
Dưới đây là ba ví dụ về nội dung không lỗi thời và tại sao các nội dung đó sẽ mãi liên quan:
1. Hoàn thiện kỹ thuật ghi chép thông tin của bạn
Mọi người sẽ luôn cần phải ghi chép thông tin. Cho đến khi một số trí tuệ nhân tạo (AI) thiên tài ra đời và đảm nhiệm công việc này, thì những công việc như này sẽ vẫn do con người thực hiện. Cho dù là sinh viên, nhà văn hay người nghiên cứu trải nghiệm người dùng (UX) phỏng vấn người dùng, phần lớn các công việc đều đòi hỏi phải có kỹ năng ghi chép lại thông tin nhất định. Đó là lý do khiến nội dung này không bị lỗi thời. Đó là những kiến thức không già theo thời gian và có giá trị vĩnh viễn.
2. 7 lý do tại sao bài viết theo danh sách (List Posts) sẽ luôn hiệu quả
Lý do thứ nhất, tiêu đề có từ ‘always’ (luôn). Từ đó sẽ khẳng định thêm với người đọc rằng họ sắp học được một kỹ thuật rất hay, không bị cũ theo thời gian và họ chỉ cần học một lần và áp dụng được mãi mãi. Bài viết theo danh sách luôn phổ biến và là một trong số những dạng nội dung được chia sẻ nhiều nhất.
Thứ hai, nội dung được đăng tải cách đây một thập kỷ. Không có nhiều bài đăng được đăng tải cách đây một thập kỷ nhưng vẫn xếp trong top3 của Google. Tuy nhiên nếu kiểm tra nhanh trên Site Explorer sẽ cho bạn thấy ý này hoàn toàn đúng.
3. Làm thế nào để lan tỏa: 2 case study theo cách tiếp cận từng bước (Step-by-Step)
Các case study và bài viết dựa trên số liệu là một nội dung không lỗi thời khác. Về bản chất, các nội dung này nói về một chủ đề không bị lỗi thời do đó là sự thật hiển nhiên và là những sự thật bạn có thể dùng để cung cấp thông tin cho chính chiến lược của mình.
Theo bài viết của David Farkas cho Tạp chí Search Engine Journal, các bài viết muốn có nội dung đặc biệt và các chiến lược thu hút backlink bởi vì khi các website khác muốn chia sẻ dữ liệu với khách hàng tiềm năng, họ cần phải trích dẫn nguồn tới bạn.
Không ai muốn viết một bài viết mà lại không được hỗ trợ bằng nghiên cứu cụ thể! Điều đó đồng nghĩa với mỗi liên kết tự động mỗi lần, từ cả các blog nhỏ hơn và trang tin tức muốn đăng tải kết quả nghiên cứu.
Tại sao chiến lược nội dung của bạn cần xoay quanh nội dung không lỗi thời
Nhiều khả năng công ty bạn có một blog chứ không phải một trang tin. Bạn không thể trông chờ vào một số lần bùng nổ hiệu ứng mỗi lần bạn đăng tải thứ gì đó. Hoặc bạn sẽ phải liên thêm những nội dung đặc sắc để thu hút lượng traffic lớn đổ về.
Khác với tin tức, thường được thu thập và chia sẻ trong một vài ngày trước khi nó bị chìm xuông bởi một tin giật gân khác. Nội dung không lỗi thời luôn luôn hữu ích, có thể chia sẻ và có thể liên kết.
Hãy tham khảo dữ liệu lưu lượng dưới đây về câu chuyện Recode này từ tháng 06 năm 2016:
Còn bây giờ hãy xem hình tương tự về ví dụ đầu tiên về nội dung không lỗi thời mà tôi đã giới thiệu với bạn, bài đăng Lifehacker:
Một bài viết có nội dung không lỗi thời và một bài viết có nội dung lỗi thời.
Một nội dung liên tục được xem còn nội dung kia may ra mới có 1 lượt xem một ngày.
Chúng tôi có thể đảm bảo rằng xu hướng này vẫn đúng như thế bất kể bạn xem từ đâu. Đơn giản: bạn tạo nội dung sao cho nội dung đó luôn liên quan và không ngừng mang lưu lượng về cho bạn.
Trong khi nội dung lỗi thời có thể tạo ra được tiếng vang trong thời gian ngắn và được chia sẻ nhiều. Bởi vì nội dung đó có liên quan, một nghiên cứu của BuzzSumo và Moz chỉ ra rằng các liên kết và lượt chia sẻ hoàn toàn không có mối liên hệ gì:
Lý do là vì bài viết “50 Christmas Tips” (50 mẹo Christmas) của bạn được chia sẻ rất nhiều trên Facebook trong một vài tuần. Nhưng điều đó không có nghĩa có người sẽ trỏ link đến bài viết đó.
Người ta đã chứng minh được rằng nội dung không lỗi thời có thể tạo ra lượng traffic lớn nhất theo thời gian bằng cách bỏ ra công sức liên tục ở mức tối thiểu. Bạn tập trung tạo ra nội dung hữu ích và tạo các liên kết cho nội dung đó. Rồi bạn sẽ được kết quả trong vài năm sau đó bằng lượng traffic tìm kiếm tự nhiên. Trong khi bạn không cần phải tốn nhiều công sức hơn để có được lượng traffic đó.
Cách xây dựng nội dung không lỗi thời
Có ba cách để viết nội dung không lỗi thời:
- Đảm bảo có nhu cầu tìm kiếm bằng cách thực hiện tìm kiếm qua từ khóa và kiểm tra các Trends của Google
- Để nội dung của bạn ở mức “cơ bản” — các kỹ thuật tân tiến thay đổi liên tục
- Đảm bảo nội dung luôn được cập nhật
Đầu tiên, chúng ta hãy bắt đầu với nhu cầu tìm kiếm và tìm kiếm theo từ khóa:
Đảm bảo người khác vẫn có nhu cầu tìm kiếm chủ đề đó
Xây dựng một nội dung không lỗi thời cũng đơn giản như việc tránh xa những chủ đề không có ai quan tâm đến trong tương lai và tập trung vào nghiên cứu từ khóa.
Để có nội dung cô đọng, dễ hiểu, trước tiên bạn cần tìm hiểu những chủ đề rộng mà khách hàng tiềm năng của bạn quan tâm đến. Sau đó, cô đọng các chủ đề này theo các từ khóa cụ thể mà họ có khả năng nhập vào khi tìm kiếm trên Google.
Keywords Explorer của Ahrefs là công cụ tốt nhất trên hiện nay để tìm kiếm từ khóa. Nhập một số từ khóa mà bạn nghĩ trong đầu vào Keywords Explorer để tìm các cụm giúp bạn có xếp hạng lý tưởng:
Như đã nói ở trên, hãy đảm bảo nội dung của bạn thuộc một trong những dạng sau:
- Làm thế nào (How-to): Làm thế nào để tổ chức một buổi họp không làm lãng phí thời gian
- Mẹo: 13 mẹo để tổ chức các Buổi họp hiệu quả từ các CEO khởi nghiệp thành công
- Tài nguyên: 50 Công cụ, mẹo và tài nguyên giúp bạn tổ chức các buổi họp nhóm
- Case study: Làm thế nào chúng ta cắt giảm được 80% số buổi họp nhóm của chúng ta
Sau khi bạn đã có được bộ từ khóa và công thức là bạn đã có được các tiêu đề rồi. Tuy nhiên, không phải là tiêu đề mà là những gì bạn viết trên trang mới là yếu tố quyết định.
Tiêu đề không đủ để nội dung không lỗi thời. Tiêu đề cần phải dài, hỗ trợ bằng nghiên cứu toàn diện và hay hơn bất kỳ tiêu đề nào đang được xếp hạng ở trang 1.
Cách thực hiện như sau:
- Mở mỗi bài viết có thứ hạng cao trên một tab mới
- Copy toàn bộ URL của bài viết đó
- Dán các URL đó vào một file note
- Đọc toàn bộ bài đăng, lựa chọn các câu nói và những ý chính
- Sắp xếp ý chính theo một cấu trúc (thông thường theo thứ tự ‘cái gì’, ‘tại sao’, và ‘bằng cách nào’, nên thêm các các ví dụ minh họa cho trực quan)
- Điền thông tin vào cấu trúc bài viết với nội dung được nghiên cứu và các câu trích dẫn từ các bài viết đang có thứ hạng cao.
Với rất nhiều nguồn nội dung hiện có, bạn có thể dễ dàng kết hợp toàn bộ nội dung đang có thành một bài viết tuyệt vời trên 2000 từ. Thay vì chỉ tham khảo một bài viết hay góc nhìn từ một phía. Với các thông tin được tổng hợp từ nhiều trang khác nhau, bạn đã có câu trả lời hoàn thiện nhất cho câu hỏi của đọc giả.
Một cách khác để tìm nội dung phổ biến về bất kỳ chủ đề nào là sử dụng Content Explorer của Ahrefs.
Kiểm tra các trends trên Google để biết đươc khối lượng tìm kiếm theo thời gian
Nếu bạn đã tìm được một nhóm từ khóa và viết một bài rất chi tiết, được nhiều người tìm kiếm tới mức đáng có thứ hạng cao thì vẫn có thể bạn vẫn chưa tạo được một nội dung tự nhiên.
Đặc biệt nếu bạn quyết định viết bài về bầu cử tổng thống Mỹ chẳng hạn:
Hay các quyết định đầu năm mới:
Hay về các theme website hiện nay không còn được ưa chuộng nữa do sự xuất hiện của WordPress và những công nghệ tốt hơn:
Kiểm tra nhanh trên Google Trends sẽ cho bạn biết chủ đề bạn đang viết có khả năng trở thành trends hay không. Hay đó chỉ là một từ gây chú ý nhiều nhất ngày hôm nay xong rồi sẽ biến mất vào sáng hôm sau.
Ví dụ, hãy tham khảo một chủ đề liên tục thu hút được sự chú ý như chủ đề nói về SEO:
Lấy một chủ đề đã được chứng minh và người ta sẽ vẫn còn quan tâm đến chủ đề đó trong năm tới. Như thế là bạn đã có được một bài viết với nội dung không lỗi thời. Luôn luôn hữu ích với truy vấn của người dùng.
Đảm bảo nội dung của bạn đơn giản
Trong mọi lĩnh vực, bạn đều có những kỹ thuật cải tiến mới xuất hiện mọi lúc. Bạn có nhớ những link farm (một nhóm các websites được tạo ra với mục đích là nâng cao số lượng các đường link đến một website có sẵn) và các trang blog có authority cao không? Đây là các kỹ thuật cao cấp được sử dụng rất phổ biến nhưng Google đã biết được và phạt rất nặng những người sử dụng các kỹ thuật này. Nếu trước đây bạn viết một bài viết về chủ đề đó thì bạn có thể chắc chắn rằng giờ đây nó không còn liên quan nữa không.
Hãy nghĩ về những điều sẽ không bao giờ thay đổi: cách để dậy sớm, cách để pha một cốc cà phê ngon, cách để đọc thêm nhiều sách.
Nếu bạn thấy mình bị thu hút bởi thứ gì đó mới mẻ, độc đáo và thú vị. Đó chắc chắn không phải là thứ sinh động và phổ biến bằng những chủ đề không bị cũ đi theo thời gian được.
BlogTyrant khuyên không nên theo đuổi một chủ đề rộng bằng nội dung không lỗi thời của bạn. Bởi vì cách làm đó chắc chắn sẽ có những lỗi nhỏ.
Lấy ví dụ khi nói về chủ đề “hướng dẫn cho võ sĩ quyền anh cách tung ra một cú đấm”. Thay vào đó, ta hãy thay đổi chủ đề đang đề cập đến thành các câu hỏi mà thực tế các đọc giả sẽ hỏi. Đó là “làm thế nào để bảo vệ mặt của bạn khi người khác tung cú đấm về phía bạn”.
Đây là một chủ đề rất dễ để trả lời. Có rất nhiều cách bạn có thể bảo vệ mặt của mình và với cách đổi chủ đề như thế này thì bạn đã thu hẹp được nội dung chủ đề của mình để bạn có thể gói gọn trong một bài viết.
Tuy nhiên, khi phải đối mặt với các thuật toán của Google, đôi khi bạn phải khai báo cho Google rằng nội dung của bạn không hề lỗi thời.
Ở phần sau, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn biết sự khác biệt giữa nội dung không lỗi thời và lỗi thời. Bằng chính những nghiên cứu từ các case study mà chúng tôi đã từng làm.
Đảm bảo nội dung thường xuyên được update: Case study
Khi nội dung trở nên cũ và lỗi thời, Google nhận ra điều đó và hạ thứ hạng của bài viết đó. Có nội dung bóng bẩy hơn, mới hơn và liên quan hơn xuất hiện và Google tin rằng nội dung đó sẽ cũng cấp các thông tin liên quan hơn, kịp thời và chính xác hơn.
Chúng tôi đã không biết rằng, lượng traffic tự nhiên của mình giảm nhiều như thế nào. Khi một bài đăng mang lại một lượng khách hàng lớn bị tụt 5 bậc trên kết quả tìm kiếm. Bạn sẽ thực sự sốc khi một ngày đẹp trời điều đó xảy ra.
Vấn đề là, bài viết “Dropbox vs Google Drive” có xứng đáng bị tụt hạng không? Bài viết này được viết năm 2014 và từ khóa đó không hề được tối ưu hóa chút nào. Thật tình cờ là bài viết đó có được thứ hạng cao do đã chọn các từ khóa phổ biến. Với thứ hạng của bài viết “dropbox vs google drive” nằm trong top 3:
Trước khi chúng tôi nghiên cứu từ khóa thực sự hay chiến lược tối ưu hóa on-page. Chúng tôi viết bài nhưng không quan tâm đến SEO và hy vọng thu hút được người dùng. Với sự cạnh tranh giữa các bài viết ở trang 1, nếu bài viết của bạn có gì đó thu hút người dùng, thì sức thu hút đó cũng không tồn tại mãi. Trừ khi bài viết của bạn được cập nhật thường xuyên.
Trong gần 2 năm, bài viết của chúng tôi không được cập nhật và đây là kết quả đã xảy ra với bài viết đó:
Nếu bạn nghĩ đó là một điều đáng buồn, hãy kiểm tra lượng traffic hàng ngày xem thảm hại như thế nào?
Bởi vì bài viết đó giúp tạo ra lượng traffic lớn về website. Vì thế nên khi lượng traffic của bài viết này giảm thì tổng traffic về website của chúng tôi cũng giảm đáng kể. Thật may vì không lâu sau khi lượng traffic giảm xuống, chúng tôi nhận được một gợi ý rất hữu ích gửi đến hòm thư của mình.
Đó là email số 5 về 100k Blog Framework của Tim Soulo. Email này hướng dẫn cách đẩy các bài viết cũ của bạn lên nhóm xếp hạng trên cùng của Google. Các bước Tim chia sẻ với chúng tôi như sau:
- Cập nhật bài viết của bạn bằng thông tin mới (viết lại các mục đã lỗi thời, sửa các liên kết bị gãy);
- Đảm bảo các tiêu chí tối ưu hóa On-Page ở mức tốt nhất
- Tiến hành quảng cáo cho bài viết vừa cập nhật của bạn (xây dựng một số liên kết tới bài viết).
Dưới đây là các bước chi tiết mà chúng tôi đã thực hiện. Và hiệu quả như thế nào với bài viết vừa được cập nhật.
Bước 1: Viết lại các mục rất nhỏ của bài viết
Trước tiên, tôi thay đổi tiêu đề từ ‘Tại sao tôi chuyển từ Dropbox sang Google Drive’ để chứa từ khóa tôi muốn lấy lại: ‘Dropbox với Google Drive: Bạn nên chọn cái nào?’.
Tôi đảm bảo bao gồm từ khóa ở mục đầu tiên của bài viết.
Tôi đã thêm vài bài viết một đoạn nội dung mới với 55 từ. Sau đó tôi sửa một vài lỗi chính tả và thay đổi đường dẫn từ /why-i-moved-from-dropbox-to-google-drive thành /dropbox-vs-google-drive.
Bước 2: Thay đổi ngày đăng và đẩy lên phía trên cùng của blog của bạn
Chỉnh sửa ngày đăng thành ngày mà bạn biên tập lại là một cách hay để cho Google biết rằng đây là một bài viết mới được cập nhật và hiển thị tới người truy cập vào trang blog của bạn.
Nếu bạn sử dụng WordPress thì thay đổi ở phần này:
Bước 3: Thay đổi các thẻ meta trên bài viết của bạn
Cũng giống như các thông tin khác đã lỗi thời, các thẻ meta trên bài viết đã không được tối ưu hóa. Sử dụng công cụ All in One SEO hay Yoast SEO để cập nhật lại các thẻ meta của bài viết. Và đảm bảo rằng từ khóa “Dropbox vs Google Drive” đã được đưa vào phần meta description và keyword.
Bước 4: Quảng cáo lại bài viết này như một bài viết mới
Sau khi thực hiện các biện pháp tối ưu hóa này, tôi đã thêm bài đăng của mình vào quá trình quảng cáo nội dung thông thường của chúng tôi. (Tuy bài viết đó có mức liên quan vừa phải, nhưng nó lại mang lại kết quả đúng như mong đợi.)
Chúng tôi đã chia sẻ bài viết đó lên các trang G+, cùng các trang mạng xã hội bằng công cụ Buffer.
Và sau khoảng 4 ngày, bài viết đó nhảy từ vị trí thứ 8 lên top 3 trên Google. Và lượng traffic tới bài viết đó đã tăng lên đến 486%.
Vì vậy nếu bạn có cả đống bài viết cũ, bạn sẽ làm gì?
Cách tốt nhất là theo dõi mức sụt hạng theo thời gian bằng cách sử dụng công cụ theo dõi xếp hạng của Ahrefs (Ahrefs positions tracker). Kiểm tra email hàng tuần của bạn sẽ giúp bạn biết trang nào cần cải thiện nếu những trang làm giảm lượng traffic của bạn.
Hãy nhớ rằng, luôn có những nội dung mới xuất hiện và một số nội dung đó chắc chắn đã đưcọ tối ưu hóa cho cùng các từ khóa nhằm đánh bật bài viết của bạn ra khỏi trang kết quả tìm kiếm của Google.
Vì vậy, hãy cài đặt Ahrefs để kiểm tra các trang của bạn xem có thay đổi thứ hạng không. Và thường xuyên kiểm tra email hàng tuần. Nhằm đảm bảo nội dung của bạn không bị đẩy xuống phần dưới của trang 2.
Nếu có nguy cơ xảy ra điều đó, hãy thực hiện theo các bước ở trên và các bài viết cũ chưa được tối ưu của bạn sẽ được chuyển về trạng thái liên quan.
Đây là lượng traffic vào website khi từ khóa nhảy từ top 3 xuống thứ 8 rồi lại lên top 3:
Vì vậy nếu bạn thấy thứ hạng của bạn bị tụt, thậm chí chỉ vài bậc, nên nhớ rằng việc tụt hạng đó sẽ làm giảm lượng traffic tới website của bạn theo tốc độ số mũ. Nếu đó là một trong 10 trang có lượng traffic nhiều nhất trên website của bạn. Thì bạn cần phải điều chỉnh lại ngay.
Hướng dẫn chuyển các nội dung chưa được tối ưu thành không lỗi thời
Tóm lại, dưới đây là list các công việc bạn cần đối chiếu khi bạn nhận được thông báo rằng bài viết của bạn đang cũ dần:
- Chỉnh sửa lại những đoạn nội dung đã cũ
- Thêm các liên kết vào nội dung mới của bạn (để toàn bộ các liên kết không còn trỏ tới các nguồn cũ nữa)
- Cập nhật tiêu đề sao cho tiêu đề có chưa từ khóa
- Cập nhật lại các thẻ meta sao cho có chứa từ khóa
- Từ khóa xuất hiện trong 100 từ đầu tiên
- Từ khóa đó xuất hiện trong tiêu đề con ít nhất một lần
- Chỉnh sửa lại nội dung bài viết sao cho từ khóa xuất hiện một cách tự nhiên
- Đổi ngày đăng bài thành ngày mới chỉnh sửa bài viết
- Chia sẻ bài viết lên các trang blog của bạn
- Gửi email tới người dùng đăng ký của bạn
- Tiến hành quá trình quảng cáo bài viết của bạn (đăng lên Reddit, chia sẻ sang các phương tiện truyền thông xã hội, v.v.)
- Kiểm tra thứ hạng từ khóa thường xuyên trong vài ngày tiếp theo
Có một cách hay hơn…
Như vậy là tôi đã giới thiệu xong, tôi chỉ muốn nói thêm rằng… đây chưa phải là cách tốt nhất. Cạnh tranh để leo trở lại thứ hạng khi bạn đã bị mất lượng traffic lớn không phải là tình huống mà ai cũng muốn gặp phải.
Để tránh mất traffic tự nhiên hãy cập nhật nội dung cũ để nội dung không lỗi thời. Việc này cần phải được thực hiện hàng tuần và nên ưu tiên các nội dung cũ đã có hiệu quả tốt.
Tôi hy vọng hướng dẫn này có ích với bạn và hỗ trợ được bạn nếu bạn thấy bài viết đang đem đến lượng traffic lớn của mình đang dần dần bị tụt hạng.
Nguồn: ahrefs.com
Dịch bởi Persotrans
Biên tập vietmoz.com