Khi nào chúng ta cần đến thẻ mô tả trên trang

khi-nao-can-den-the-mo-ta

Thẻ mô tả – Description tag là một thuộc tính của ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML, có chức năng cung cấp thông tin về nội dung chính (mô tả ngắn) của trang web cho các con bot của công cụ tìm kiếm.

Một ví dụ về thẻ mô tả – meta description tag trên website vietmoz.com:

Trong SEO, thẻ này có chức năng khai báo với công cụ tìm kiếm về nội dung chính trên trang. Nếu coi title của trang là tên một cuốn truyện, thì description sẽ đóng vai trò như là một tóm tắt cốt truyện. Tuy nhiên, nếu không có thẻ mô tả, công cụ tìm kiếm vẫn có thể hiểu được nội dung chính của bài thông qua tiêu đề, mật độ từ khóa trên trang và cả những thẻ heading trên trang,…

Vậy câu hỏi đặt ra là, nếu như thẻ mô tả không thực sự quá quan trọng, thì chúng ta có nên mất thời gian để cố nhồi nhét nội dung chính trên trang vào 156 ký tự này không? Và nếu có thì khi nào chúng ta nên viết thẻ mô tả?

Để trả lời những câu hỏi này, trước tiên chúng ta hãy cùng xem Matt Cutts – Cựu trưởng nhóm Webspam của Google nói gì về thẻ description tag?

Google nói gì về tầm quan trọng của meta description tag

“We do use the meta description tag. The meta description is really handy, because if we don’t know what would make a good snippet, and you have something in the meta description tag that would basically give a pretty good answer – maybe it matches what the user typed in or something along those lines, then we do reserve the right to show that meta description tag as the snippet.”

“Chúng tôi có sử dụng thẻ miêu tả. Thẻ miêu tả thực sự rất tiện dụng bởi vì nếu như chúng tôi không biết làm thế nào để tạo một đoạn trích ngắn cho website, và nếu bạn đã có một thẻ mô tả đủ tốt – có thể thẻ mô tả này trùng với những truy vấn của người dùng hoặc có nói đến những truy vấn này, thì chúng tôi sẽ hiển thị thẻ mô tả này như một đoạn trích của trang web.”

Như vậy, Matt Cutts đánh giá rằng thẻ miêu tả sẽ rất hữu ích đối với công cụ tìm kiếm, nhất là khi mà công cụ này không thể trích dẫn được một đoạn nào trên trang phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng.

Có phải lúc nào việc viết thẻ mô tả cũng là thích hợp

Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu như nội dung của thẻ miêu tả này quá dài, và công cụ tìm kiếm không thể hiển thị được đầy đủ tất cả nội dung của nó. Ví dụ như một trang Blog, với vô số các bài viết với các chủ đề khác nhau được hiển thị tại trang chủ. Chúng ta khó có thể viết một mô tả phù hợp để bao hàm cho tất cả nội dung có trên trang.

Lúc này, việc không viết thẻ mô tả và để cho công cụ tìm kiếm tự trích xuất những đoạn văn có trên trang phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng có thể đem lại hiệu quả cao hơn việc cố gắng nhồi nhét nội dung trong 156 ký tự. Những từ khóa mà bạn không sử dụng trên trang vẫn sẽ được Google trích dẫn từ nội dung có trong bài để tạo thành một thẻ mô tả phù hợp.

Hơn nữa, việc để Google tự trích dẫn thẻ mô tả cũng sẽ giúp website tránh được hiện tượng trùng lặp thẻ mô tả khi trên site có quá nhiều trang có nội dung khá giống nhau, nhất là đối với những trang web thương mại điện tử có quá nhiều sản phẩm gần giống nhau.

Khi nào chúng ta nên viết thẻ mô tả trên trang?

Ngoài việc giúp Google lựa chọn xem website nào phù hợp nhất với truy vấn tìm kiếm của người dùng, thẻ mô tả còn có một chức năng quan trọng đó là thu hút người đọc click vào trang. Những thẻ mô tả hay, chứa truy vấn của người dùng sẽ là những công cụ đắc lực giúp website có thêm nhiều traffic truy cập từ search engine.

Vì vậy, khi bạn chắc chắn về khả năng viết thẻ mô tả của mình, bạn có thể thử thêm những thẻ này trên trang. Hãy tập trung vào từ khóa chính, có lượng tìm kiếm nhiều nhất để viết. Tuy nhiên, bạn cần đặt trải nghiệm của người dùng lên hàng đầu. Bởi nếu nhồi nhét từ khóa vào thẻ mô tả, có thể bạn sẽ chẳng nhận được một truy cập nào từ bảng kết quả tìm kiếm.

Trên đây là những quan điểm của tác giả về việc khi nào chúng ta nên viết thẻ miêu tả. Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Có Nên Viết Thẻ Mô Tả Cho Bài Viết?

Thông tin tham khảo thêm

Bạn có thể tự học SEO thông qua các hướng dẫn của Trung tâm Đào tạo SEO Vietmoz, hoặc tham khảo Khóa học SEO của VietMoz để được hệ thống hóa các kiến thức một cách bài bản.

Nguồn: www.vietmoz.com
Bản quyền thuộc về Trung tâm SEO VietMoz
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả.

Bài viết liên quan

Backlink là gì? Ảnh hưởng Backlink tới thứ hạng website của bạn
Sự kiện Offline: Các Update mới nhất của quảng cáo Facebook
Thư mời tham dự Offline ra mắt phần mềm MozView
Hướng dẫn update một bài viết đã cũ giúp tăng lượt xem thêm 468%
Cách tạo cấu trúc website giúp nâng cao thứ hạng SEO
Cách tạo cấu trúc website giúp nâng cao thứ hạng SEO
Những lỗi trang đích có thể làm giảm tỷ lệ chuyển đổi trên website
3 lỗi trên trang đích làm giảm 50% tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) của bạn
5 checklist quy trình SEO trước khi chạy một website mới
5 checklist quy trình SEO trước khi chạy một website mới
Làm thế nào để SEO top 1 từ khóa có lượt tìm kiếm lớn trong chưa đến 3 tháng?
Làm thế nào để SEO top 1 từ khóa có lượt tìm kiếm lớn trong chưa đến 3 tháng?
46 thử nghiệm tốt nhất về trang đích giúp tăng 40% tỷ lệ chuyển đổi trên trang
Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng uy tín theo khu vực địa lý
Hướng dẫn sử dụng Schema markup hiệu quả nhất dành cho người mới

Viết một bình luận